Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh dễ nhớ cho các mẹ

tháng 10 19, 2017
Ngay sau khi sinh con, người nữ hộ sinh của bạn sẽ dùng kẹp và cắt dây rốn của trẻ. Có thể bạn và bé sẽ không cảm thấy gì và nhanh chóng quên đi, vì trong dây rốn không có các đầu mút thần kinh. Tuy nhiên, để giữ sạch sẽ và tránh nhiễm trùng cho đến khi rốn trẻ sơ sinh tự rụng đi, bạn nên cần biết cách chăm sóc rốn bé và cấu tạo cơ bản của dây rốn. Mời các mẹ cùng tìm hiểu cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh qua bài viết sau đây.

Cấu tạo của rốn trẻ sơ sinh

Nữ hộ sinh hoặc các bác sỹ sản khoa khi cắt dây rốn sẽ chừa một đoạn từ 2 cm đến 3 cm và đặt một chiếc kẹp nhựa trên dây rốn. Phần dây rốn này của bé sẽ rụng một cách tự nhiên trong khoảng 5 - 15 ngày sau khi bé chào đời. Trung bình là khoảng một tuần nếu rốn trẻ sơ sinh được giữ khô. Lúc này dây rốn sẽ co lại và thay đổi từ màu vàng nhạt sang màu nâu hoặc đen, khi đó dây rốn sẽ tự rụng đi. Các bậc cha mẹ hãy để rốn bé tự rụng đi, không nên tự ý kéo dây rốn có thể khiến cơ thể non nớt của bé bị chảy máu hoặc nhiễm trùng nguy hiểm.


Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Bạn cần giữ dây rốn của bé cố định và khô ráo để tránh bị nhiễm trùng. Nên rửa tay trước và sau khi thay tã cho bé, tắm bé hoặc vệ sinh dây rốn. Bé của bạn nên được mặc quần áo rộng, để giúp không khí đi đến dây rốn, tránh trường hợp môi trường xung quanh rốn ngột ngạt tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát triển.

Bạn có thể dùng tăm bông vệ sinh vùng rốn của trẻ, tăm bông nên được nhúng nước ấm. Mỗi lần vệ sinh rốn các bạn nên dùng tăm bông mới để an toàn cho rốn của trẻ.

Rốn trẻ sơ sinh chỉ cần giữ sạch sẽ, khô thoáng là được. Bạn không nên sử dụng dung dịch khử trùng hoặc cồn lau rốn, những hóa chất với tính tẩy rửa mạnh, vì những dung dịch này có thể khiến làn da của bé dễ bị tổn thương và rốn bé lâu rụng hơn.


Nhận biết dấu hiệu rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Nếu rốn trẻ sơ sinh có một trong các triệu chứng sau đây, rất có thể bé đã bị nhiễm trùng:

- Rốn và vùng xung quanh rốn sưng lên hoặc đỏ, có mùi hôi.

- Bé bị nóng sốt.

- Bé ngủ lịm đi, dấu hiệu bé không khỏe và báo động tình trạng nhiễm trùng nặng.

Trên đây là bài viết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh và những dấu hiệu nhận biết rốn bé bị nhiễm trùng. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, các bậc cha mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện để được khám và điều trị sớm.

http://tuvansuckhoemevabe24h.blogspot.com/2017/10/tam-ly-tre-2-tuoi-va-nhung-thay-doi-thu-vi-ve-nhan-thuc_19.html

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »