Người xưa có câu: “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” hình thức tín ngưỡng này đã đi sâu vào tâm chí người Việt. Từ đó cúng mụ trở thành một trong những hình thức, nghi lễ quan trọng nhất. Cúng đầy tháng thường được các gia đình là vào ngày tròn một tháng bé được sinh ra tính theo tháng âm.
Cúng mụ cần những gì?
Theo tín ngưỡng dân gian có từ xưa đứa trẻ sinh ra sẽ được trông nom, nâng đỡ săn sóc bởi 12 bà Mụ. Do đó, nhất định trong mâm cúng phải có đủ 12 chén chè nhỏ và 3 tô chè lớn. Ngoài ra, còn phải có các lễ vật khác để cúng Đức ông và ba Đức thầy gồm: 1 đĩa xôi lớn, 12 đĩa xôi nhỏ; 3 chén cháo nhỏ và 1 tô cháo lớn; 13 cái bánh tráng nướng; 1 con gà hoặc vịt luộc; 1 mâm hoa quả, 1 mâm cơm đầy đủ canh, thức ăn mặn…. Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, hương, rượu, đèn, nước, muối, gạo, muỗng và không thể không có một đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu và có bông trên đầu đũa) vì theo quan niệm trong tín ngưỡng bà chúa chỉ thích dùng đũa hoa này.
Ngoài ra, gia đình còn phải chuẩn bị sẵn những loại gai khác nhau, số lượng phụ thuộc vào giới tính của đứa bé (con trai 7, con gái 9) và nấu chúng trong một chiếc nồi sạch cùng với chiếc đinh hoặc một mảnh thép đã được nướng đỏ.
Vị trí của mâm cúng mụ phải tuân theo nguyên tắc "Đông bình Tây quả" có nghĩa là phía Đông là vị trí để đặt bình hoa và phía Tây là vị trí đặt lễ vật. Mâm cúng được chia thành hai mâm trên dưới và không cách nhau không quá 10 phân.
Các nghi thức cúng mụ
- Nghi thức thắp hương và khấn: Nghi thức này sẽ do một người lớn trong dòng họ thực hiện.
- Nghi thức khai hoa: Người chủ lễ sẽ thực hiện nghi thức này đối với đứa trẻ.
- Nghi thức đặt tên cho con
Làm lễ cúng mụ không quá khó nhưng cũng không dễ, đòi hỏi sự chuẩn bị tỉ mỉ và lòng thành của gia đình. Trên đây là những điều cần thiết có trong một lễ cúng mụ chuẩn xác nhất để các gia đình chuẩn bị khi chuẩn bị lễ đầy tháng cho con.
EmoticonEmoticon