Làm gì khi trẻ bị nôn trớ liên tục?

tháng 10 19, 2017
Trẻ dưới 2 tuổi rất hay thường gặp tình trạng nôn trớ, thậm chí trẻ bị nôn trớ liên tục trong ngày. Vậy, các mẹ nên làm thế nào khi con mình gặp tình trạng này? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng trẻ bị nôn trớ liên tục


Đối với trẻ nhỏ, nhất là dưới 2 tuổi thì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, tình trạng nôn trớ rất hay xảy ra. Do đó, nhiều bậc cha mẹ khi thấy con nôn trớ rất lo lắng, nhất là khi trẻ nôn vọt thành dòng hay nôn cả ra đường mũi. Theo các chuyên gia y tế thì một số trường hợp là bình thường ví dụ như bị ép ăn, cổ họng bị vướng,… Tuy nhiên, một số trường hợp do bệnh tật có thể do virus dạ dày, đường ruột gây ra hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm…

Làm gì khi trẻ bị nôn trớ liên tục?


1. Bổ sung đủ nước cho trẻ


Khi trẻ bị nôn trớ liên tục, trẻ dễ bị mất nước dẫn đến miệng lưỡi khô, cáu kỉnh, mệt mỏi, đi tiểu ít, nước tiểu sậm màu,… Do đó, để ngăn chặn và làm giảm tình trạng mất nước, các mẹ hãy cố gắng cho bé uống nước, không ép trẻ uống một lần mà uống từ từ từng chút một, cách nhau khoảng vài phút. Dù khi uống nước trẻ bị nôn tiếp thì trẻ vẫn có thể đã hấp thụ một ít lượng nước vào cơ thể rồi. Đến khi nào bé có thể đi tiểu trở lại bình thường thì đã bổ sung đủ lượng nước cho bé.


2. Cho trẻ uống nước gừng

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng gừng có tác dụng rất lên dạ dày, đường ruột và hệ thần kinh nhằm kiểm soát các triệu chứng buồn nôn. Do đó, các mẹ có thể sử dụng nước gừng ấm pha loãng cho trẻ bị nôn trớ liên tục uống từng chút một. Cách này sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên nhé!

3. Cho trẻ ăn loãng


Trẻ bị nôn trớn liên tục có thể do đường tiêu hóa đang gặp vấn đề. Do đó, các mẹ hãy cho trẻ ăn theo một chế độ ăn lỏng, loãng cách vài giờ kể từ lần cuối cùng trẻ bị nôn. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng hấp thu và tiêu hóa hơn. Các món ăn nên cho trẻ ăn lúc này là: cháo loãng, uống nước hoa quả, uống sữa.

4. Bấm huyệt


Đây là phương pháp đông y cổ truyền được dùng để chữa trị tạm thời triệu chứng trẻ bị nôn trớ liên tục. Các mẹ dùng đầu ngón tay cái ấn mạnh vừa phải lên huyệt cổ tay của trẻ (vị trí giữa hai gân lớn ở mặt trong cổ tay) và giữ chừng 3 đến 5 phút sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy.


5. Đưa trẻ đi bác sĩ


Nếu áp dụng các biện pháp trên mà trẻ bị nôn trớ liên tục không có biểu hiện suy giảm mà còn kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như: sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng cổ, hoặc đau dạ dày, có máu hoăc mật khi nôn ói, ốm yếu xanh xao, nôn hơn 8 giờ,… thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được chuẩn đoán và điều trị nhé!

Khi trẻ bị nôn trớ liên tục, các bậc phụ huynh hãy bình tình quan sát để tìm hướng xử lý cho phù hợp. Những biện pháp “sơ cứu” tạm thời ở trên sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong trường hợp con mình bị nôn ói.

>> https://tuvansuckhoemevabe24h.blogspot.com/2017/10/lam-gi-khi-tre-so-sinh-sot.html

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »