Trẻ bị đầy bụng: Phải làm sao?

tháng 10 19, 2017
Triệu chứng trẻ bị đầy bụng hay còn gọi là khó tiêu là hiện tượng thường gặp. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này nhưng chủ yếu là do chế độ ăn uống không đúng hoặc do cơ địa của trẻ. Một số mẹ chưa có kinh nghiệm sẽ rất lúng túng khi gặp tình trạng này do trẻ sẽ rất khó chịu, quấy khóc và nhất là ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Các mẹ đừng quá lo lắng, hãy cùng xem một số mẹo vặt chữa trị trẻ bị đầy bụng dưới đây để giải quyết vấn đề này nhé!

>> Xem Thêm: Phương pháp ăn uống khoa học cho bé một tuổi

Trẻ bị đầy bụng có dấu hiệu gì?


Đầy bụng là biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ bị đầy bụng sẽ có biểu hiện biếng ăn hoặc bỏ ăn, bụng phình trương, bứt rứt, khó chịu trong người, quấy khóc, dễ nôn ói, đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt mấy ngày… Sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng không ít, đặc biệt là trẻ sụt cân rất nhanh.


Một số mẹo chữa trị hiệu quả khi trẻ bị đầy bụng

1. Sử dụng củ hành, củ tỏi

Có thể trị chứng trẻ bị đầy bụng bằng cách nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng vải hoặc miếng băng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ. Lưu ý là không được đặt trực tiếp vì có thể gây bỏng cho da trẻ.

Đối với các trẻ lớn đã có thể ăn uống được thì ta phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho trẻ ăn.

2. Massage bụng cho trẻ

Khi trẻ bị đầy bụng, các mẹ hãy thực hiện massage bụng cho trẻ. Đây là cách làm hiệu quả. Các mẹ thực như sau: dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng. Chú ý không nên massage khi trẻ vừa ăn xong vì có thể làm trẻ tức bụng và nôn ói.


3. Chườm nóng trị trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Đối với trẻ bị đầy bụng, nhất là trẻ sơ sinh, phương pháp chườm nóng vùng bụng rất hiệu quả do hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giúp giảm chứng đầy bụng cho trẻ. Cách làm rất đơn giản: các mẹ lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng bằng cách nhúng nước nóng và vắt khô (nhớ là không nên quá nóng nhé). Tiếp theo, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của trẻ, chiếc khăn còn lại quấn xung quanh bụng trẻ để cố định chiếc khăn đã gấp thành gói. Các mẹ cần chú ý là phải thử độ nóng bằng cách chườm lên tay mình trước, đồng thời khi quấn khăn không được quấn quá chặt.

Các mẹ hãy nằm lòng các mẹo “sơ cứu” tại nhà cho trẻ bị đầy bụng nhé. Nếu đã thực hiện các phương pháp trên mà trẻ vẫn không giảm đầy bụng thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có cách xử lý tốt nhất nhé!

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »