>> https://tuvansuckhoemevabe24h.blogspot.com/2017/10/lam-gi-khi-tre-so-sinh-sot.html
Những bệnh gây cho trẻ bị đau mắt thường gặp
Trẻ hay bị đau mắt khi mắc phải những bệnh thường gặp sau:
- Đau mắt hột
- Đau mắt đỏ
- Đau mắt trắng
- Mọc lẹo ở mắt
- Chảy nước mắt sống
- Viêm mí mắt
- Viêm giác mạc /kết mạc
Nguyên nhân, biểu hiện và tác hại khi trẻ bị đau mắt do các bệnh thường gặp
- Mọc lẹo ở mắt: do vi khuẩn, bụi bẩn bên ngoài môi trường gây ra, làm mí mắt bị sưng, đỏ và đau, sau đó nổi lên một nốt bé hơn hạt gạo. Mọc lẹo ở mắt tuy không nguy hiểm nhưng nếu nốt bị vỡ sẽ làm mủ trào ra ngoài khiến mắt luôn đau và mất thẩm mỹ.
- Bệnh đau mắt hột do mắt điều tiết gây ra khi tiếp xúc với vật bẩn. Các bé bị nhiễm đau mắt hột thường sẽ bị ngứa và khô rát mắt, tuyến hạch dưới tai sưng to, có những hạt nhỏ li ti ở mắt. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm bờ mi, xệ mí, đục giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí là mù mắt trẻ.
- Đau mắt đỏ: gây ra những biểu hiện sưng nề, rèn mắt ra nhiều, mắt đỏ, có thể thấy xuất huyết dưới kết mạc, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Nếu không điều trị đúng có thể để lại sẹo giác mạc, gây suy giảm thị lực và biến chứng sang viêm giác mạc.
- Đau mắt trắng do nhiễm ký sinh trùng của loài chó, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non. Nếu không được chữa trị bệnh sẽ gây ra chứng đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc, giãn mạch võng mạc,…Bệnh này sẽ không có dấu hiệu đặc biệt nên mẹ nên đưa bé đi khám mắt thường xuyên.
- Chảy nước mắt sống do hệ thống lệ đạo bị tắc, không có điểm lệ, viêm túi lệ do nhiễm trùng,... làm bé bị chảy nước mắt thường xuyên, có rèn. Có thể gây ra nhiễm trùng tại đường lệ, làm cho túi lệ bị viêm, xuất hiện nhầy mủ. Khi trẻ bị chảy nước mắt, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có thể loại trừ các bệnh nguy hiểm ở mắt như: viêm trong mắt, glocom bẩm sinh.
- Viêm mí mắt: Mí mắt của bé sẽ có triệu chứng đỏ, ngứa, rát, có các hạt nhỏ li ti nổi lên, lông mi sẽ rơi rụng từ từ, chảy rất nhiều nước mắt. Bệnh gây viêm sưng quanh vùng mi mắt, và có thể dẫn đến lẹo, chắp, mụn hoặc viêm kết mạc.
- Viêm kết mạc mắt (thường phổ biến ở những trẻ hơn 3 tháng tuổi) do trẻ thường dụi tay vào mắt và miệng nhiều làm vi khuẩn dễ lây lan.
- Viêm giác mạc do rách, xước giác mạc, dị vật tác động, hạt thóc, bỏng hoá chất, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu gây ra,…Nếu không chữa trị đúng cách, bé sẽ bị viêm loét giác mạc và hình thành những vết sẹo trắng trên giác mạc, ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác của bé.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị đau mắt tại nhà
- Phải rửa tay thật sạch bằng xà bông trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.
- Dùng bông y tế thấm ướt bằng nước muối sinh lý để lau rửa mắt cho trẻ. Nên lau rửa nhiều lần trong ngày bằng cách làm sạch từng bên mắt, bên đau ít lau trước khi mắt trẻ có nhiều rèn. Không nên dùng khăn mặt và nước muối tự pha để lau rửa mắt bị đau cho trẻ vì có thể làm mắt đau lây sang mắt không đau.
- Dùng bông y tế sẽ tốt hơn khi dùng khăn mặt để lau mắt cho trẻ. Vì bông y tế thấm ướt không có nguy cơ gây xước cho trẻ như với sợi vải và sau mỗi lần lau sẽ bỏ đi phần bông bẩn nên an toàn hơn cho mắt trẻ.
- Một lưu ý nữa là đừng nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc rửa hay nhỏ mắt nào khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Các bậc phụ huynh cần chăm sóc trẻ thật khoa học khi trẻ bị đau mắt để đảm bảo mắt được an toàn và chóng khỏi. Hy vọng sau bài viết các bạn đã “thu lượm” thêm cho mình những kiến thức thật hữu ích để chăm sóc con yêu được tốt hơn.
>> Xem Thêm: Phương pháp ăn uống khoa học cho bé một tuổi
EmoticonEmoticon