Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

tháng 10 19, 2017
Nghẹt mũi là tình trạng sức khỏe mũi của trẻ bị nghẹt, tắc, gây ảnh hưởng đến luồng khí hô hấp của trẻ, khiến trẻ thở khóa khăn và tiếng thở khò khè hơn. Những trẻ bị nghẹt mũi thường có dấu hiệu đi kèm khác như sổ mũi hay chảy nước mũi, hắt hơi, đây là những biểu hiện rất bình thường, song có những trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, vậy thì nguyên nhân do đâu và cách khắc phục sức khỏe cho trẻ như thế nào?

>> Xem Thêm: Phương pháp ăn uống khoa học cho bé một tuổi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là tình trạng trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới, đây là bộ phận thuộc đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ. Tình trạng này thường gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi, ở độ tuổi này phế quản (cuống phổi) của trẻ có kích thước nhỏ lại dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường gây co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm. Có khoảng 30 - 40% trẻ sơ sinh còn đang bú sữa mẹ sẽ có triệu chứng này.


Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?

- Khi trẻ có bệnh lý làm tắc nghẽn đường hô hấp dưới.

- Do bé bị các vấn đề về sức khỏe như viêm phổi, suyễn (hen phế quản) ở trẻ trên 18 tháng tuổi, viêm tiểu phế quản ở trẻ dưới 6 tháng.

- Ngoài ra, nguyên nhân hiếm gặp là: trẻ có dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, u hạch khiến phế quản bị chèn ép, ….

Các biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?

- Khi bé gặp biểu hiện thở khò khè lần đầu tiên nhưng không chảy nước mũi, khò khè kèm theo khó thở, tím tái, bé mệt mỏi, nằm li bì, khò khè tái phát thì các mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khoa nhi thăm khám để xác định nguyên nhân và có những liệu pháp điều trị phù hợp nhất.


- Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

- Khi trẻ trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi khiến trẻ bị khò khè kéo dài, thời gian lâu cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa, không nên cho bé sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.

Lưu ý rằng bạn không nên tự ý dùng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… vì tùy theo từng bệnh lý thuốc mới có tác dụng, nếu cố dùng có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn khiến bé bị tình trạng khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là dấu hiệu xấu về tình trạng hô hấp của trẻ nếu nhe bạn chưa có kinh nghiệm điều trì, vì vậy khi trẻ gặp dấu hiệu của bệnh lý bạn hãy đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất nhé!

>> https://tuvansuckhoemevabe24h.blogspot.com/2017/10/lam-gi-khi-tre-so-sinh-sot.html

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »