Kiến thức cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị phát ban

tháng 10 19, 2017
Trẻ sơ sinh là giai đoạn trẻ có sức đề kháng yếu nhất vì lúc này lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho con đã giảm xuống rất nhiều. Mặt khác, lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện dẫn đến trẻ rất dễ bị nhiễm các bệnh trong đó có phát ban. Vậy bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị phát ban để các mẹ có thêm kiến thức nuôi dạy con tốt hơn nhé!

   >> Những điều mẹ bầu cần biết về trẻ sơ sinh

Những biểu hiện trẻ sơ sinh bị phát ban

- Biểu hiện chung của bệnh sốt phát ban đó là sau khoảng một tuần, trẻ thường bị sốt từ 37,5- 40 độ C, nhiệt độ cao hay thấp tùy thuộc vào thể trạng và nguyên nhân gây bệnh của từng bé. Sau đó, khi nhiệt độ hạ thâp hơn so với lúc đầu thì sẽ xuất hiện những vết ban màu hồng trên người. Trẻ sơ sinh bị phát ban do:


+ Trường hợp phát ban do virut rubella (ban đào): lúc này ta thấy lúc đầu phát ban ở mặt sau đó di chuyển xuống dưới chân kéo dài trong khoảng 3 ngày. Nếu bị do virut rubella thì ban thường dày hơn, có màu nhạt hơn ban sởi và có thể kèm theo sưng hạch sau tai, hạch cổ và dưới chẩm. Không may trẻ sơ sinh bị phát ban thì dẫn đến đau khớp, tuy virut này đối với trẻ thì lành tính nhưng đối với phụ nữ đang mang thai lại cực nguy hiểm.

+ Trường hợp phát ban do virut sởi (ban đỏ): Trẻ có dấu hiệu bị sốt sau đó hạ nhiệt độ thì xuất hiện dấu hiệu phát ban. Phát ban lúc đầu ở sau tai rồi lan ra mặt và lan dần xuống ngực và toàn thân. Khác với ban do virut rubella thì ban sởi thường nổi ban dạng sẩn (vết phát ban gồ lên mặt da) khi hết lại để lại những vết thâm rất mất thẩm mỹ. Kèm theo đó là một số dấu hiệu như ho, sổ mũi, đỏ mắt. Đặc biệt các mẹ nên nhớ, virut sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm về sau như viêm phổi hay viêm não do virut.

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị phát ban

Ông cha ta đã nói, “phòng bênh hơn chữa bệnh”. Do vậy, các mẹ phải làm gì để giảm thiểu cho trẻ sơ sinh bị phát ban? Sau đây là một số biện pháp các mẹ có thể tham khảo:

- Vì trẻ có sức đề kháng rất yếu do đó cần hạn chế tối đa trẻ tiếp xúc với bênh nhân bị dự đoán mắc bệnh. Các mẹ nên nhớ trẻ bệnh có thể lây cho các trẻ khỏe mạnh khác ngay khi chưa có dấu hiệu phát ban vậy nên cách này cũng rất khó.


- Chủng ngừa là cách phòng ngừa tốt nhất cho trẻ sơ sinh tránh bị phát ban: Khi trẻ 9 tháng tuổi là có thể chích ngừa sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Còn đối với rubella các trẻ có thể chích chung với quai bị và sởi bằng vắc-xin 3 trong 1 khi trẻ từ 12 tháng – 15 tháng tuổi liều 1 và liều 2 khi trẻ 4 tuổi – 6 tuổi.

Trẻ sơ sinh bị phát ban là bệnh lý thường gặp và có thể tự điều trị tại nhà. Vậy nên các bậc làm cha làm mẹ nên trang bị kiến thức thật tốt để có thể đối phó khi hiện tượng này xảy ra. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức bổ ích và lí thú.

Tuvansuckhoemevabe24h.blogspot.com

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »