Làm Mẹ

Nuôi Dạy Con

Phát Triển

Recent Posts

Cách nấu cháo trứng gà cho bé yêu ăn dặm

tháng 10 19, 2017 Add Comment
Khi trẻ sơ sinh được đủ 6 tháng tuổi trở lên là lúc các mẹ cho trẻ ăn các món ăn dặm. Việc ăn dặm là cách mẹ bổ sung thêm dưỡng chất cho con ngoài nguồn sữa mẹ, từ đó con yêu được phát triển đầy đủ và khỏe mạnh hơn. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách bạn nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm, một món ăn vô cùng dinh dưỡng cho thời kì ăn dặm.


Khi nào thì nên cho bé ăn trứng gà?

Thông thường khi trẻ đủ 6 đến 7 tháng tuổi là trẻ có thể ăn được trứng gà với khối lượng chỉ cần ½ lòng trắng hoặc lòng trắng trứng. 


Đến độ tuổi lớn hơn, từ 1 đến 2 tuổi trẻ có thể ăn trứng gà với số lượng lớn hơn. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển dần hoàn thiện nên mẹ cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác để bé nhanh chóng tăng cân và tăng chiều cao hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu nấu cháo trứng gà cho bé

Nấu cháo trứng gà cho bé vô cùng đơn giản và dễ thực hiện, mẹ chỉ cần chuẩn bị một vài nguyên liệu sau:

- Trứng gà
- Gạo
- Dầu tinh luyện

Tùy vào khẩu vị ăn của bé mà mẹ có thể thêm rau củ xay nhuyễn nấu cùng cháo trứng gà để tăng khẩu vị và mùi vị hấp dẫn cho bé dễ ăn hơn.

Cách nấu cháo trứng gà cho bé

Với những bé còn nhỏ, rang chưa mọc hết và hệ tiêu hóa còn non nớt, các mẹ nên xay nhuyễn trứng gà trước khi nấu, để bé dễ ăn và không bị hóc.


Để nấu cháo trứng gà cho bé, mẹ sử dụng nửa chén gạo nhỏ cho vào nồi đun sôi trên lửa lớn. Đợi đến khi gạo mềm và nhừ thì mẹ cho thêm thêm trứng gà luộc sẵn đã băm hoặc xay nhuyễn vào. Tiếp tục nấu để hỗn hợp trứng hòa quyện vào cháo.

Thêm một chút dầu tinh luyện để tạo vị thơm và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Hàng tuần, mẹ có thể thay đổi khẩu vị nấu cháo trứng gà với rau củ xanh như: cà chua, súp lơ, cà rốt, củ cải… để các bé làm quen dần và thích nghi với nhiều khẩu vị ăn khác nhau.

Chỉ cần vài bước đơn giản trên là mẹ đã có một món cháo trứng gà vừa thơm ngon vừa giàu chất bổ dưỡng dành cho bé yêu làm quen với quá trình ăn dặm đầu đời.

Với cách nấu cháo trứng gà cho bé trên đây vô cùng đơn giản phải không các mẹ?, Chỉ cần bỏ ra ít thời gian các mẹ có thể cho bé một bữa ăn dặm với cháo trứng gà ngon và bổ dưỡng. Qua đây các mẹ cần tìm hiểu thêm các món ăn dặm khác để thực đơn cho bé thêm đa dạng, phong phú, để mỗi bữa là niềm háo hức của bé các mẹ nhé!

Tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 gồm những gì ?

tháng 10 19, 2017 Add Comment
Tiêm phòng là cách tốt nhất để ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh tật cho trẻ sơ sinh trong suốt những năm tháng sau này. Bài viết hôm nay, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc mũi 5 trong 1 gồm những gì để các mẹ mới sinh con tìm hiểu và trang bị thêm cho mình kiến thức để chăm sóc con an toàn, khỏe mạnh nhé!

Vacxin tiêm phòng mũi 5 trong 1 gồm những gì?

Nhiều mẹ mới sinh con lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm nên mỗi khi đưa bé đi tiêm phòng thường lo lắng, thắc mắc mũi 5 trong 1 gồm những gì?


Mũi 5 trong 1 là vacxin tổng hợp được thực hiện trong dự án tiêm chủng quốc gia vào năm 2016. Vacxin 5 trong 1 hiện có hai loại chính là vacxin Pentaxim và vacxin Quinvaxem. Vacxin này dành cho các trẻ em phòng ngừa 5 bệnh sau: bệnh uốn ván, bệnh bạch cầu, bệnh ho gà, viêm gan B, viêm màng não.

Một vài trẻ sẽ có các dấu hiệu bị sốt nhẹ sau khi tiêm khoảng 2 đến 3 ngày. Đây là dấu hiệu bình thường nên các mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, khi bé có dấu hiệu lạ, với các triệu chứng bất thường kéo dài nhiều ngày thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.


Bên cạnh đó, sau khi áp dụng mũi tiêm 5 trong 1 thì đến mũi tiêm sau, các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục bổ sung mũi tiêm viêm gan B.


Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

Chế độ chăm sóc trẻ đúng cách sau khi tiêm phòng không chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn giúp phát huy tối đa công dụng của các mũi tiêm phòng ngay sau khi tiêm. Qua đó giúp trẻ tăng khả năng đề kháng và sức miễn dịch tốt hơn,

Sau khi đưa trẻ đi tiêm chủng tại các cơ sở về nhà thì mẹ nên bổ sung thêm nhiều nước cho trẻ, cố gắng cho bé bú nhiều sữa mẹ hơn. Tuyệt đối không sờ nắn hoặc dùng các chất giảm đau bôi lên vết tiêm vừa không an toàn vừa nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Hàng tháng, mẹ nên theo dõi lịch tiêm chủng để đưa bé đi tiêm chủng đúng lịch và đảm bảo bé được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm trong suốt những năm tháng đầu đời.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về thắc mắc mũi 5 trong 1gồm những gì? Hy vọng, sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho các mẹ tham khảo để giúp con tiêm phòng đầy đủ, là cách mẹ bảo vệ con tránh được những căn bệnh nguy hiểm sau này.

>> Đọc Thêm: https://tuvansuckhoemevabe24h.blogspot.com/2017/10/xoay-quanh-viec-be-sot-moc-rang.html

Cháo trứng và cách làm cháo trứng cho bé:

tháng 10 19, 2017 Add Comment
Thành phần dinh dưỡng từ trứng và cách nấu cháo trứng cho bé không phải mẹ nào cũng biết

Trứng :

- được biết đến là 1 trong những nguồn thực phẩm dễ hấp, tỉ lệ đạm trong trứng rất cao chiếm 100% thành phần đạm

>> Vitamin tổng hợp mỗi ngày 1 viên có tốt như chúng ta đã nghĩ
- Thành phần đạm trong trứng chiếm 100% không thua kiếm gì đạm có trong sữa nếu các mẹ biết chế biến đúng cách

- Ngoài ra lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo và vitamin, khoáng chất cần thiết phát triển của trẻ như sắt vitamin A


Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các mẹ cách nấu cháo trứng cho bé và đây là cách chế biến món ngon làm từ trứng dành cho trẻ ăn dặm:

- Trứng được biết đến thành phần dinh dưỡng cao nhưng không nên cho trẻ ăn quá nhiều gây trạng thái khó tiêu đầy hơi, rối loạn đường tiêu hóa của trẻ

- Việc ăn trứng cũng tùy vào độ tuổi mà cho trẻ ăn với số lượng trứng khác nhau

- Trẻ em từ 6-7 tháng tuổi nên ăn ½ lòng đỏ trứng gà , nên ăn 22-3 lần trong 1 tuần

- Trẻ từ 8-12 tháng tuổi, nên ăn 1 lòng đỏ trứng trong 1 bửa và ăn 3-4 bửa trong 1 tuần thôi

- Trẻ em 1 tuổi ăn 3-4 quả trứng trong 1 tuần ăn kể cả lòng trắng trứng gà

Cách nấu cháo trứng hạt sen cho trẻ ăn dặm:

- Hạt sen được thông kê về độ dinh ở Mỹ thì hạt sen chưa thành phần protein, ma nhê, kali phốt pho, trong đó lượng bão hòa trong natri với cholesterol rất thấp

- Trứng là loại thực phẩm cung cấp đạm và proterin co giá trị sinh học cao dễ hấp thu


- Tỷ lệ hấp thu chất đạm trong trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu các mẹ biết chế biến đúng cách.

Cách nấu cháo trứng với đậu nành và rau củ:

- Theo kinh nghiệm nấu ăn của mecuben. com

- Đậu chưa đạm nhiều và hàm lượng đạm

- Nếu muốn hàm lượng đạm được tăng lên thì hãy chế biến đậu nanh chung với các loại thưc phẩm khác điển hình như thịt nạt heo, thịt bò trong cùng 1 bát cháo

- Do đó mẹ không nên cho bé ăn đậu nành với thị mà hãy cho bé ăn đậu nành với trứng

- Chỉ cần cho bé ăn đậu nành với trứng là đủ cung cấp đạm cho bé rồi nha các mẹ

Nguyên liệu cần có là:


- 1 bịt bột ngũ cốc đậu nành

- rau củ

- 1 quả trứng

- vài lá mùng tơi

- Dầu ăn

Cách làm cháo trứng đậu nành cho bé:


- Đầu tiên nấu cho cháo nhuyễn ra tơi ra đợi khi cháo sôi cho rau mùng tơi cắt nhỏ vào, tiếp theo đó hãy lấy bột ngũ cốc bỏ vào và đập trứng bỏ vào khuấy đều hỗn hợp vào

- Cuối cùng cho dầu ăn vào khi đã bỏ vào bát cho trẻ, nhớ là ít thôi nhé, muốn đổi i khẩu vị các mẹ hãy nấu thêm món cháo đậu nành nhé

Cách nấu món cháo đậu nành và rau ngót:

- Đầu tiên là nguyên liệu càn có :

- 1 Trứng cúc

- vài lá mồng tơi băm nhuyễn

- 1 ít hạt niêm

- Nửa con cá

- Dầu ăn

- Rau ngót băm nhuyễn nha

Cháo nấu cho chín sau đó bỏ cá vào, về phía đậu nành chúng ta xay nhuyễn nha khi cháo nóng chúng ta cho trứng vào bỏ mồng tơi và rau ngót vào để nóng và chín

Nhấc cháo ra cho vào tô bỏ 1 ít dầu ăn vào

Qua các bước hướng như trên giúp các mẹ nấu những món ngon từ trứng và cách nấu cháo trứng cho bé ăn ngon miệng, mẹ nhớ thay đổi khẩu vị nha tránh bé bị nhàm chán và biếng ăn nha các mẹ. Chúc các mẹ bỉm sữa thực hiện thành công.

Tâm lý trẻ 2 tuổi và những thay đổi thú vị về nhận thức

tháng 10 19, 2017 Add Comment
Giai đoạn trẻ 2 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển nhận thức và tâm lí, vì thế chúng ta thường bắt gặp biểu hiện niềm vui cũng như sự tức giận và thất vọng của trẻ, đôi khi bướng bỉnh không chịu nghe lời. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc tâm lý trẻ 2 tuổi để các bậc làm cha mẹ có thể hiểu rõ hơn những thay đổi này ở trẻ và chuẩn bị cho bé sự phát triển phù hợp nhất.

              >> Tìm hiểu triệu chứng: Trẻ mọc răng sốt mấy ngày

Hiểu hơn về tâm lí trẻ 2 tuổi

Vào giai đoạn này, bạn có thể nhận ra bé con của bạn không còn là một baby nữa. Bé có thể tự mình cất vớ và cho búp bê ăn, bé có thể nói chuyện với cha mẹ những câu ngắn. Trẻ thường liên tục đặt những câu hỏi tại sao nhiều lần trong ngày? Đây là biểu hiện việc trẻ bắt đầu tìm cách học hỏi thế giới xung quanh, học hỏi từ cha mẹ qua những câu trả lời được lặp lại của bạn.


Về mặt trí tuệ, tâm lý trẻ 2 tuổi đang cố gắng sắp xếp những thông tin khác nhau. Bộ nhớ của bé phức tạp hơn giai đoạn trước đây, bé sẽ bắt đầu hiểu các khái niệm trừu tượng như bây giờ, sau đó, và nhiều hơn, ít hơn. Và bạn có thể bất ngờ khi bé cố gắng từ chối bú bình hoặc sợ hãi bác sỹ nhi khoa, bác sỹ nha khoa hay thậm chí là… thợ cắt tóc.

Để giúp tâm lí trẻ 2 tuổi được yên tâm khi bắt đầu sợ hãi

Khi trẻ bắt đầu sợ hãi, bạn hãy thử chơi trò chơi hoặc hát và đi bộ để đánh lạc hướng trẻ, hoặc làm cho trẻ cảm thấy đặc biệt khi nhờ trẻ làm trợ lý giữ danh sách mua hàng siêu thị của bạn (nếu bạn nhận thấy trẻ bắt đầu sợ đám đông khi vào siêu thị).

Bạn cũng nên chuyển chỗ ngủ của bé từ nôi ngủ vào giường và thích nghi với việc tự đi ngủ, dạy cho trẻ tự đánh răng, rửa bát, thiết lập thói quen tự vệ sinh cá nhân và ăn uống đúng giờ.

Ngoài ra, những bài học về đạo đức sẽ giúp tâm lý trẻ 2 tuổi phát triển lòng tự trọng và sự đồng cảm qua đó bố mẹ có thể rèn đạo đức trẻ khi còn nhỏ.

Với những thay đổi trong tâm lý trẻ 2 tuổi và cách bé bắt đầu học hỏi và hòa nhịp với thế giới xung quanh, hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ những phương pháp cần thiết để giúp trẻ phát triển năng động và trở thành một người tốt. Lòng khoan dung, lòng tự trọng và khả năng đồng cảm với mọi người xung quanh sẽ là những bài học đáng nhớ và quý giá theo suốt cuộc đời của trẻ.

Xem Thêm: Khi nào trẻ biết ngồi – Mốc phát triển quan trọng

Cách xử lý và biện pháp phòng ngừa sốt Virut ở trẻ em

tháng 10 19, 2017 Add Comment
Cơ thể trẻ rất yếu, hệ miễn dịch cũng chưa được hoàn thiện. Vì thế, trẻ thường hay bị bệnh làm cho cơ thể bé mệt mỏi và khó chịu. Có rất nhiều bệnh có thể tấn công trẻ vì thế mẹ và gia đình nên có các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ, chứ đừng nên đợi trẻ bệnh rồi mới chữa chỉ thêm lo lắng mà thôi. Thường người ta nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” mà đúng không? Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể bảo vệ trẻ tuyệt đối được, nhất là bệnh sốt virus ở trẻ. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết về cách xử lý và biện pháp phòng ngừa sốt virus ở trẻ em. Hãy cùng tham khảo bạn nhé!

Cách xử lý khi trẻ bị sốt virus

Khi thấy trẻ có những triệu chứng bị sốt bạn nên thực hiện các cách xử lý sau để làm giảm sốt ở trẻ, sau đó đưa đến bác sĩ để điều trị tốt hơn. Dưới đây là những cách xử lý ban đầu do sốt virus ở trẻ em.


- Đầu tiên, bạn cần đo nhiệt độ cơ thể của trẻ xem bao nhiêu để có cách xử lý tốt hơn hoặc nếu khi bác sĩ hỏi vẫn có thể trả lời được. Nên đển hiệt kế ở nách hoặc ở bẹn của trẻ (bẹn = háng, đối với trẻ quá nhỏ nên đặt ở bẹn sẽ cho nhệt độ đúng hơn).

- Tìm cách hạ sốt cho trẻ: cho trẻ uống thuốc hạ sốt, cởi bỏ bớt quần áo trên người trẻ rồi dùng 5 cái khăn ấm: 1 cái để ở trán, 2 cái để ở 2 bên bẹn, 1 cái dùng để lau người trẻ thân trên, 1 cái thay phiên. Liên tục thay đổi khăn khi chúng hết ấm (khi thử nhiệt độ nước nên dùng khuỷu tay thử chứ không nên dùng bàn tay, khi khuỷu tay cảm thấy ấm là được)

- Nên bù nước và chất điện giải cho trẻ: nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nếu trẻ không uống được thì dùng bông tẩm nước chấm lên môi liên tục để các niêm mạc môi hút nước vào cơ thể cho trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh cho trẻ để tránh viêm nhiễm đường hô hấp. Đây là hiện tựng cũng thường gặp do sốt virus ở trẻ em gâyra.

Lưu ý: cần thực hiện các biện pháp làm hạ sốt trước để tránh hiện tượng trẻ quá nóng dẫn đến đột tử. Nếu trẻ đã hạ sốt sau khi thực hiện các biện pháp trên thì bạn đã có thể yên tâm phần nào. Còn nếu nhiệt độ của trẻ vẫn chưa hạ xuống gần với nhiệt độ bình thường thì nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Biện pháp phòng ngừa sốt virut ở trẻ

Bạn nên chủ động hơn khi chăm sóc trẻ để trẻ được khỏe mạnh hơn. Đừng để nước tới chân mới nhảy thì tội cho bé lắm. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa sốt virus ở trẻ em mà bạn nên thực hiện khi tiết trời trở gió.

- Nâng cao sức đề kháng ở trẻ bằng cách thay đổi món ăn mỗi ngày để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, uống nhiều nước hơn.

- Nên mặc quần áo thoải mái cho trẻ vào ban ngày và mặc thêm áo ấm cho trẻ vào ban đêm.

- Nên cho trẻ ăn hoa quả thường xuyên, các loại trái cây như: táo, ổi, lê, bơ,…

- Giúp trẻ hoạt động nhiều hơn để trẻ khỏe hơn và khi thấy trẻ mệt nên cho trẻ nghỉ ngơi để lấy lại sức.

Do sốt virus rất dễ lây lan và tạo thành dịch, khi bạn chăm sóc trẻ cũng nên chú ý chăm sóc cho bản thân nữa vì có thể khi trẻ hết lại tới bạn bệnh và ngược lại, cái vòng lẩn quẩn này sẽ rất khó chấm dứt.

Hy vọng những chia sẻ về cách xử lý cũng như các biện pháp phòng ngừa sốt virus ở trẻ em bên trên có thể giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn. Chúc bạn luôn vui và hạnh phúc. Cám ơn bạn đã đọc.

Khi nào trẻ biết ngồi – Mốc phát triển quan trọng

tháng 10 19, 2017 Add Comment
Được chứng kiến sự trưởng thành và phát triển bình thường là niềm vui lớn của những nười làm cha, làm mẹ. Trong nhiều mốc phát triển quan trọng thì người mẹ đã băn khoăn không biết khi nào trẻ biết ngồi. Để hiểu hơn vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé

Khi nào trẻ biết ngồi – Kiến thức cơ bản các bà mẹ nên biết

Đối với giai đoạn học ngồi được đánh giá là mốc quan trọng bởi đây là sự phát triển tự nhiên của trẻ. Khi nó biết ngồi đồng nghĩa là bé sẽ có một cái nhìn toàn diện và tương tác với mọi thứ xung quanh.


Theo quan điểm dân gian thì 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò. Một khi trẻ biết bò thì ắt nó sẽ ngồi được thành thạo. Vậy khi nào trẻ biết ngồi ? Ở mỗi một trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau vì thế không thể ấn định được thời gian cụ thể hay chính xác nào để biết được thời điểm trẻ biết ngồi. Vào khoảng 4 đến 8 tháng thì trẻ sẽ có sự phát triển ở các cơ quan đầu, cổ và thân mình để có thể tự ngồi được hoặc nhờ vào sự trợ giúp nho nhỏ từ người lớn.


Khi trẻ đến tháng thứ 6 thì chúng có thể phát triển các bộ phận ở đầu và xuất hiện tự ngẩng đầu lên trong quá trình ngồi. Chúng có thể thực hiện được điều này một lúc và sau đó ngã về phía trước hoặc sang bên cạnh. Tránh trường hợp gây chấn động nguy hiểm ở đầu thì điều quan trọng là bạn hãy sẵn sàng đưa tay đỡ bé.

- Sự hỗ trợ khi trẻ học ngồi

Muốn cho bé tập ngồi thì trước tiên cần đảm bảo thân trên của bé đủ cứng cáp, có khả năng điều khiển đầu và cổ vững. Bởi ngay lúc này xương và cơ cổ, lưng của bé còn khá mềm nên sẽ không tốt nếu bạn thả lỏng bé. Bạn có thể hỗ trợ bằng cách giúp bé ngồi để bé biết điều khiển cơ cổ và học cách giữ thăng bằng.

- Giúp bé ngồi nhưng không cần trợ giúp

Khi bé cứng hơn có thể quay đầu mà không bị ngã, lúc này bạn có thể tập cho bé tự ngồi. Tùy vào sự phát triển của bé mà bạn lựa chọn thời gian cho bé ngồi dài hay ngắn, có thể cho bé tự ngồi từ 20 – 30 giây. Cho đến lúc bé quen thì bạn có thể tăng dần thời gian ngồi lên. Và do mới biết ngồi nên khả năng làm chủ của bé chưa được tốt, có thể đột nhiên ngã khi đang ngồi. Các bạn phải hết sức chú ý đến bé tránh trường hợp bị ngã xuống nơi cứng dễ làm bé bị đau.

Liên quan đến câu hỏi khi nào trẻ biết ngồi thì các bà mẹ cũng nên biết một số lưu ý sau:

- Đầu tiên bạn nên chó bé thử tự ngồi dựa lưng vào tấm đệm mềm để bé làm quen với việc giữ thăng bằng. Nếu bé khó khăn thì mẹ có thể dùng những chiếc gối dành cho bé rồi tập ngồi để hỗ trợ. Trong những tình huống này bạn luôn ở bên để tạo cảm giác an toàn cho con.

- Người mẹ có thể ngồi theo kiểu bắt chéo chân và đặt bé ở giữa rồi tạo cảm giác thoải mái khi tựa vào bụng mẹ, Như vậy sẽ giúp bé giữ được thăng bằng và hỗ trợ phát triển cơ cổ và cơ lưng rất tốt.

- Không nên cho bé ngồi trên ghế xe ô tô

- Các bé có thể tự ngồi vững khi đã được 8 tháng tuổi, tuy nhiên điều này không hoàn toàn chắc chắc mà phải tùy thuộc vào khả năng riêng của từng bé.

Trên đây là những nội dung liên quan khi nào trẻ biết ngồi mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc.

Bí quyết tránh thai lâu dài và hiệu quả cho chị em phụ nữa

tháng 10 19, 2017 Add Comment
Hiện nay việc có thai ngoài ý muốn là rất phổ biến lý do vì họ chưa thật sự hiểu hết các biện pháp tránh thai. Vì thế việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho đúng và hiệu quả là vô cùng cần thiết. Sau đây sẽ là một vài biện pháp tránh thai lâu dài và hiệu quả an toàn.

Dùng bao cao su dành cho nữ

Được làm từ mủ cao su có tác dụng tránh thai, bao cao su có 2 vòng, vòng nhỏ rất dễ dàng đưa vào trong âm đạo, vòng lớn giữ không cho bao tuột chiều dài của bao đủ để che kín dương vật khi giao hợp, đồng thời có tác dụng ngăn các bệnh truyền nhiễm xác xuất ngăn ngừa là 95%.


Đặt màng âm đạo

Màng ngăn âm đạo có tác dụng ngăn không cho tinh trùng đi vào tử cung, màng ngăn âm đạo cũng được làm từ cao su hoặc silicon có vành bao quanh cổ tử cung vừa với xương mu. Đặt màng ngăn âm đạo trước khi quan hệ để tinh trung không đi vào bên trong, mang ngăn âm đạo sử dụng hiệu quả khi có chất diệt tinh trùng.

Sử dụng nắp chụp cổ tử cung

Dụng cụ này giống nhau màng ngăn âm đạo nhưng nhỏ hơn và có chứa chất tiêu diệt tinh trùng nên chỉ sử dụng trước khi quan hệ. Ngoài hiệu quả tránh thai, màng ngăn tử cung còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư tử cung và các bệnh lây qua đường tình dục khác.

Sử dụng bọt xốp tránh thai.

Giống như nắp ngàn tử cung bọt xốp tránh thai có chứa chất diệt tinh trùng sẵn nên sử dụng trước khi quan hệ 24 giờ. Phương pháp này có hiệu quả khá cao với tỉ lệ tránh thai thành công là 84%


Sử dụng vòng tránh thai.

Vòng tránh thai có hình dạng chữ T được đặt trong tử cung có tác dụng tránh thai dài lâu, vòng tránh thai được quấn đồng để tăng hiệu quả ngừa thai. Vòng tránh thai phản ứng với niêm mạc tử cung làm cho trứng không thể thụ tinh và làm tổ.

Thắt ống dẫn trứng.

Đây là biện pháp ngừa thai lâu dài, thắt ống dẫn trứng sẽ ngăn được trứng gặp tinh trùng, phương pháp này đối với phụ nữ rất phức tạp. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để đưa sợi quang học vào và tiến hành thắt vòi trứng lại. Đồng thời khi chúng ta muốn có con trở lại cũng sẽ khó khăn vì cũng phải phẫu thuật chi phí làm cũng khá cao.

Cấy ống dẫn trứng.

Dùng miếng kim loại hay silicon cấy vào bên trông vòi trứng, sau đó các mô sẽ bao quanh ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không tránh thai được lâu dài để lâu quá có thể ảnh hưởng vùng xương chậu.

Để tránh việc có thai ngoài ý muốn các chị em cần tìm ra cho mình một biện pháp tránh thai lâu dài và hiệu quả. Hy vọng rằng mọi người sẽ có chọn một biện pháp phù hợp cho mình từ những gợi ý trên. Chúc các bạn luôn vui vẻ.